Đi giày đá bóng bị nhấc gót phải làm sao? Đi giày đá bóng bị nhấc gót dễ khiến gót chân bị chảy máu, phồng rộp. Đừng lo, trong bài viết này, chúng ta sẽ chia sẻ 8 cách xử lý đơn giản, hiệu quả khi đeo giày đá bóng bị rộng.

1. Bật mí 8 cách xử lý đơn giản

Đi giày đá bóng bị nhấc gót hay đeo giày đá bóng bị thừa mũi, quá rộng so với size chân của bạn sẽ khiến bàn chân bị trượt trong giày, sau một thời gian dài sẽ khiến gót chân bị phồng rộp, gây đau đớn và chảy máu nếu không kịp khắc phục.

Vậy đi giày thể thao bị nhấc gót phải làm sao? Cùng tìm hiểu 8 cách khắc phục hiệu quả ngay sau đây:

1.1 Dùng miếng dán chống nhấc gót giày

Miếng dán chống nhấc gót là một trong những biện pháp khá hiệu quả, vừa giúp khắc phục tình trạng giày đá bóng bị rộng, vừa tạo cảm giác êm ái, giúp bảo vệ gót chân cho người đeo. Miếng lót giày thường không bị lộ ra ngoài khi sử dụng đúng cách.

Tham Khảo Thêm:  Mizuno Vợt Cầu Lông Carbo Pro 813: Chất Lượng và Hiệu Năng Vượt Trội

Dùng miếng dán chống nhấc gót giày

1.2 Dùng miếng đệm chân giúp đôi giày vừa vặn hơn

Miếng đệm chân là một phụ kiện hữu ích được đặt dưới lòng bàn chân giúp tăng khả năng ma sát, từ đó giúp đôi giày ôm chân hơn. Đây là biện pháp tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

1.3 Dùng miếng lót giày silicon có thể sử dụng nhiều lần

Miếng lót giày silicon là cách khắc phục tình trạng đi giày đá bóng bị nhấc gót đơn giản và phổ biến. Miếng lót này có thể tái sử dụng nhiều lần. Đặt miếng lót vào phần mũi giày để tăng độ bám, giảm mồ hôi chân và mang lại cảm giác êm ái.

Dùng miếng lót giày silicon có thể sử dụng nhiều lần

1.4 Dùng băng keo cá nhân làm giảm tình trạng trầy xước trên da

Dán băng keo thể thao chuyên dụng vào gót chân giúp tạo sự tiếp xúc với phần sau của đôi giày. Chọn băng keo cùng màu với da chân hoặc đôi giày để tránh bị lộ.

Dùng băng keo cá nhân làm giảm tình trạng trầy xước trên da

1.5 Đệm bông vào phần mũi giày

Chèn bông vào phần mũi giày để đôi giày trở nên vừa vặn, êm ái hơn. Có thể thay bông bằng xốp, khăn giấy, vải mỏng… để lấp đầy khoảng trống ở phần mũi giày. Phương pháp này giúp tránh trượt chân và hạn chế tình trạng nhấc gót giày.

1.6 Mang tất dày để mang giày vừa vặn hơn

Mang đôi tất bóng đá dày giúp bàn chân định hình chặt chẽ trong đôi giày. Tuy nhiên, phương án này chỉ thích hợp trong điều kiện thời tiết lạnh như mùa đông.

Tham Khảo Thêm:  Các nguyên nhân và cách khắc phục khi đi giày đá bóng đau chân

Mang tất dày để mang giày vừa vặn hơn

1.7 Dùng dải lót chân giúp khắc phục giày nhấc gót

Dải lót chân là một miếng đệm mỏng, dễ dàng đặt ở gót của đôi giày giúp bàn chân được định hình chặt chẽ hơn, ôm trọn vào lòng bàn chân khiến bàn chân của chúng ta như to ra và mang giày cũng vừa vặn hơn.

1.8 Dùng dây đeo để giữ giày

Dùng dây đeo giữ giày cũng là một cách hữu ích giúp xử lý tình trạng đi giày giày đá bóng bị nhấc gót chân. Bằng việc dùng các loại dây bằng chất liệu da PU hoặc nhựa trong suốt giữ cho đôi giày gắn liền với bàn chân khi đeo.

Dùng dây đeo để giữ giày

2. Kinh nghiệm chọn giày đá bóng để tránh bị nhấc gót chân

Để tự tin hơn khi đeo giày, đặc biệt là giày đá bóng, chúng ta nên lựa chọn những đôi giày vừa vặn với size chân của mình. Không nên chọn giày quá rộng hoặc quá chật, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển và vận động.

Nên đeo thêm tất để tạo cảm giác êm ái, tránh da chân cọ xát trực tiếp với thành của đôi giày, gây sưng tấy và khó chịu.

Khi mua giày, hãy đo size giày một cách chính xác nhất. Chúng ta cũng nên mua giày đá bóng ở các cửa hàng uy tín với chất liệu giày tốt, để đảm bảo sự thoải mái khi mang.

Tham Khảo Thêm:  Giày đá bóng Puma Future Ultimate Cage - Đánh giá chi tiết

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chọn size giày đá bóng chính xác nhất

Kinh nghiệm chọn giày đá bóng để tránh bị nhấc gót chân

Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về câu hỏi “đi giày đá bóng bị nhấc gót phải làm sao?” cũng như những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Nếu bạn cần đặt thêm câu hỏi hoặc có yêu cầu khác, hãy để lại comment để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Comments are closed.